Các Mô Hình Giá Cơ Bản

Chúng ta đa biết qua cách sự dụng phần mềm Meta Trader4. Chúng ta hãy cùng xem các dạng biểu đồ dùng trong phân tích ngoại hối nhé.
Có 3 dạng biểu đồ phổ biến nhất :
1. Biểu đồ đường kẻ (Line chart)
2. Biểu đồ thanh giá (Bar chart)
3. Biểu đổ giá đỡ hay còn gọi là biểu đồ nến (Candlestick chart)
Bây giờ chúng ta sẽ giải thích để bạn biết về chúng :
Biểu đồ đường kẻ (Line chart)
Một biểu đồ đường kẻ đơn giản vẽ một đường từ một giá đóng cửa đến giá đóng cữa tiếp theo. Khi nối các đường kẻ lại với nhau, ta có thể thấy một bức tranh chuyển động giá chung của một cặp tiền tệ trong một chu kỳ thời gian.
Đây là ví dụ của biểu đồ đường kẻ đối với cặp EUR/USD :


Biểu đồ đường

Biểu đồ thanh giá (Bar chart)
Một biểu đồ thanh giá thì phức tạp hơn một chút. Nó thể hiện giá mở cửa và giá đóng cửa, cũng như các giá đỉnh và đáy. Đáy của thanh giá chỉ giá giao dịch thấp nhất đối với khoảng thời gian đó, và đỉnh của thanh giá chỉ giá cao nhất đã được giao dịch.
Thanh giá chiều dọc cho thấy biên độ giao dịch của cặp tiền tệ.
Vạch ngang ở bên trái của thanh giá thể hiện giá mở cửa, và phía bên phải của thanh giá thể hiện giá đóng cửa.


Lưu ý, trong suốt bài học của chúng ta, bạn sẽ thấy từ “bar” sử dụng cho một phần của dữ liệu trên biểu đồ.
Một bar (một thanh) đơn giản chỉ là một đoạn thời gian, nó có thể là một ngày, một tuần hay một giờ ,… Khi bạn nhìn thấy từ bar, hãy chắc rằng bạn hiểu nó đang thể hiện khung thời gian nào.
Biểu đồ thanh giá còn được gọi là biểu đồ “OHLC”, bởi vì chúng thể hiện Giá mở cửa (open), đỉnh (high), đáy (low), đóng cửa (close) đối với một cặp tiền tệ. Đây là ví dụ của một thành giá


Dạng thanh giá

Open: đường ngang nhỏ bên trái là giá mở cửa.
High: đỉnh của đường thẳng đứng thể hiện giá cao nhất của một chu kỳ thời gian.
Low: đáy của đường thẳng đứng thể hiện giá thấp nhất của một chu kỳ thời gian.
Close: đường ngang nhỏ bên phải là giá đóng cửa.
Biểu đồ nến (Candlesticks chart)

Biểu đồ nến thể hiện các dữ liệu giống như biểu đồ thanh giá, nhưng trong một biểu tượng đẹp hơn.
Biểu đồ nến vẫn thể hiện biên độ đỉnh đến đáy với một đường thẳng đứng.
Tuy nhiên, trong biểu đồ nến, khối lớn hơn (còn gọi là body) ở giữa thể hiện biên độ giữa giá mở cửa và giá đóng cửa. Thông thường, nếu khối ở giữa được tô mầu, có nghĩa là giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.
Trong ví dụ sau đây, màu được tô là mà đen. Đối với khối được tô, đỉnh của khối là giá mở cửa, và đáy của khối là giá đóng cửa. Nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, khối ở giữa sẽ là không có màu, hoặc màu trắng

Nến

Thực tế, chúng tôi không thích sử dụng màu nến đen trắng truyền thống. Trông thật sự không hấp dẫn chút nào. Trong khi chúng ta bỏ rất nhiều thời gian để theo dõi biểu đồ, sẽ dễ dàng hơn nếu biểu đồ của chúng ta có màu sắc. Một tivi màu tốt vẫn hơn một tivi đen trắng phải không?
Chúng ta đơn giản thay màu xanh cho nến trắng và màu đỏ cho nên đen. Điều này có nghĩa, nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, nến sẽ màu xanh, và giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, nến sẽ màu đỏ.
Trong các bài học sau, bạn sẽ thấy rằng sử dụng nến xanh và nến đỏ sẽ giúp bạn theo dõi biểu đồ nhanh hơn, cũng như xu hướng tăng, giảm, và các điểm có khả năng đổi chiều

Nến màu

Đây là ví dụ về biểu đồ nến đối với EUR/USD


Biểu đồ nến

Mục đích của biểu đồ hình nến chủ yếu là để giúp cho thị giác, do các dữ liệu OHLC thể hiện giống như biểu đồ thanh giá. Ưu điểm của biểu đồ nến là :
• Nến thể hiện rõ ràng, dễ hiểu cho người mới bắt đầu tìm hiểu phân tích biểu đồ.
• Nến dễ dàng sử dụng! Mắt bạn thích ứng gần như ngay lập tức các dữ liệu được thể hiện. Ngoài ra, đã có nghiên cứu chứng minh rằng thị giác giúp cho việc học hỏi, nó cũng giúp cho giao dịch.
• Nến và các mô hình nến có những tên rất hay như sao băng, giúp bạn nhớ mô hình của nó.
• Nến giúp dễ nhận biết điểm đảo hướng của thị trường – các điễm đảo chiều từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm, và ngược lại. Bạn sẽ tìm hiểu nhiều hơn về vấn đề này trong các bài học sau.
Bây giờ bạn đã biết tại sao chúng ta sẽ sử dụng biểu đồ nến cho hầu hết các ví dụ, không phải chỉ trong bài học này.